Sau sinh bao lâu thì hết sản dịch? Bí quyết tống sản dịch hiệu quả

Sau sinh bao lâu thì hết sản dịch? Bí quyết tống sản dịch hiệu quả
Sản dịch là dịch của âm đạo đào thải sau sinh để làm sạch tử cung bao gồm máu, cùng các mô niêm mạc trong tử cung. Sau sinh bao lâu thì hết sản dịch? Mẹ đã biết cách làm sạch sản dịch sau sinh chưa? Cùng Mothercare tìm hiểu nhé!

Sau sinh bao lâu thì hết sản dịch?

Sản dịch là dịch tử cung và đường sinh dục chảy ra ngoài trong những ngày đầu tiên của thời kỳ hậu sản. Sản dịch bao gồm máu cục và máu loãng chảy từ niêm mạc tử cung nhất là từ vùng rau bám, các mảnh ngoại sản mạc, các sản bào, các tế bào biểu mô cổ tử cung và âm đạo bị thoái hóa và bong ra. Sản dịch màu đỏ tươi sẽ giảm dần ở vài tuần đầu tiên khi dòng chảy dần dần trở nên ít đi. Trong 3 ngày đầu, sản dịch sau sinh gồm toàn máu loãng và máu cục nhỏ nên có màu đỏ sẫm. Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 8, sản dịch loãng hơn, chỉ còn là một chất nhầy có lẫn ít máu nên có màu nhạt dần. Từ ngày 9 trở đi sản dịch không có máu chỉ là một dịch trong hoặc trắng chứa lượng lớn bạch cầu và mô màng vỏ bị hoại tử... Tình trạng sản dịch sau sinh thường kéo dài từ 2 - 4 tuần và còn tùy thuộc vào cơ địa và cách chăm sóc mẹ sau sinh. Thông thường, sản phụ sinh con so hoặc cho con bú thì sản dịch sẽ nhanh hết hơn do việc co hồi của tử cung nhanh hơn. Tuy nhiên, có một số mẹ sản dịch có thể kéo dài đến 45 ngày, tức là khoảng 6 tuần sau sinh. Nhưng nếu sản dịch kéo dài bất thường, qua khỏi thời gian kể trên, mẹ cần đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra ngay nhé!

Mách mẹ cách tống sản dịch sau sinh

Chăm sóc sản phụ mới sinh đúng cách là rất quan trọng, giúp mẹ mau phục hồi và tránh các vấn đề hậu sản như nhiễm trùng, sa tử cung hay mất máu nhiều. Để tốn sản dịch sau sinh, mẹ có thể áp dụng một số cách sau như sau:
  • Ăn uống đầy đủ, bổ sung vitamin và khoáng chất
Ăn uống đầy đủ chất để mẹ mau hồi sức, đủ năng lượng

Ăn uống đầy đủ chất để mẹ mau hồi sức, đủ năng lượng

Sau khi sinh, mẹ chú ý ăn thức ăn được nấu chín, có đầy đủ các chất bổ dưỡng như rau, cá, thịt, trứng, sữa, trái cây...Tuyệt đối không kiêng khem, không ăn quá mặn. Tốt nhất, mẹ nên ăn các loại thức ăn quen thuộc, dễ tiêu, hợp vệ sinh và uống nước đủ theo nhu cầu, dùng thuốc theo toa của bác sĩ. Ngoài ra, vitamin và khoáng chất là những yếu tố rất cần thiết, không thể thiếu đối với cơ thể. Một số loại vitamin, khoáng chất đặc biệt quan trọng với mẹ sau sinh như canxi, sắt, vitamin A, vitamin D.
  • Vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi thích hợp
Sau khi sinh, mẹ cần thời gian nghỉ ngơi để hồi sức, lấy lại năng lượng sau cuộc vượt cạn vất vả. Tuy nhiên, không nên nằm quá nhiều mẹ nhé! Nếu mệt, mẹ hãy cử động chân, tay nhẹ nhàng trước khi ngồi dậy. Khi đã đỡ mệt, mẹ nên vận động nhẹ nhàng, việc nằm nhiều khiến cho máu huyết khó lưu thông. Chịu khó vận động, đi lại sau sinh sẽ tạo điều kiện tốt để tử cung khôi phục kích thước ban đầu, đồng thời thúc đẩy hoạt động co bóp của tử cung dẫn đến sản dịch được đưa khỏi cơ thể nhanh hơn. Đặc biệt, đối với các sản phụ sinh mổ, việc vận động đi bộ ngắn giúp mẹ phục hồi nhanh hơn, giảm nguy cơ mắc biến chứng sau phẫu thuật như dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch... Tuy nhiên, lúc này cơ thể mẹ còn yếu, nên không vận động mạnh, làm việc quá sức mẹ nhé!
  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Sau khi sinh, tử cung tiếp tục co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài, khi đó vi khuẩn bên ngoài có cơ hội xâm nhập vào tử cung qua đường sinh dục do đó, mẹ cần cực kì lưu ý vấn đề vệ sinh vùng kín. Mẹ thường xuyên thay băng vệ sinh mỗi giờ hoặc hai giờ một lần vào những ngày đầu tiên, sau đó giãn ra khoảng 3 – 4 giờ. Hãy luôn rửa tay trước và sau khi thay băng vệ sinh và đi vệ sinh. Mỗi lần thay cần vệ sinh vùng kín bằng nước ấm, sau đó thì lau khô. Tốt nhất nên dùng nước đun sôi để nguội, hoặc nước ấm. Tắm rửa 1 lần mỗi ngày để cơ thể sạch sẽ, thoải mái.nhưng tắm nhanh trong phòng kín gió, sau đó lau khô người, sấy tóc. Ngoài ra, mẹ tránh sử dụng tampon trong 6 tuần đầu tiên hoặc hơn vì có thể vô tình đưa vi khuẩn vào tử cung. Vì tử cung vẫn đang trong tình trạng hồi phục sau sinh và từ đó gây nhiễm trùng. Tham khảo các loại băng vệ sinh, miếng lót đa năng cho mẹ sau sinh của Mothercare tại đây
  • Cho bé bú thường xuyên
Cho con bú sớm gián tiếp kích thích tử cung co bóp để “tống khứ” sản dịch ra ngoài. Vì vậy, mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt, ngay sau khi mẹ đã đỡ mệt. Trong trường hợp sữa chưa kịp về, việc bé mút núm vú sẽ tạo điều kiện kích thích để tạo sữa, do sữa non trong thời điểm này chứa lượng kháng thể rất lớn và rất tốt cho bé sơ sinh. Ngoài ra, mẹ có thể kích thích tuyến sữa bằng dụng cụ hay máy hút sữa. Cho bé bú thường xuyên sẽ giúp mẹ mau hết sản dịch hơn

Cho bé bú thường xuyên sẽ giúp mẹ mau hết sản dịch hơn

Tham khảo dụng cụ hút và trữ sữa tại Mothercare
  • Những sai lầm cần tránh sau sinh
Không nằm gác chân lên nhau: Việc nằm chéo chân sau sinh sẽ ngăn sản dịch thoát ra ngoài, có thể gây ra tình trạng bế sản dịch, rất nguy hiểm. Không nên nịt bụng quá chặt sau sinh: Nịt bụng quá chặt sau sinh làm áp lực bên ngoài thành bụng tăng, cản trở hồi phục thành bụng, cản trở cơ quan sinh sản trở về vị trí ban đầu. Do đó, khiến sản dịch không được thoát hết ra ngoài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ sau sinh. Qua bài viết trên, Mothercare hy vọng mẹ đã có thể trả lời câu hỏi ‘Sau sinh bao lâu thì hết sản dịch?’ và biết được các phương pháp tống sản dịch hiệu quả để mau hồi sức và chăm sóc bé yêu thật tốt nhé!
Bài viết cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
Kiểm tra trạng thái đơn hàng