Sai lầm thường gặp khi sử dụng tăm bông cho bé - Thao tác an toàn?

Sai lầm thường gặp khi sử dụng tăm bông cho bé - Thao tác an toàn?
Tăm bông ra đời giải quyết công việc vệ sinh cho bé khi tay không thể luồn lách vào một số bộ phận. Tuy vậy, vẫn có những tai hại khi mẹ sử dụng tăm bông cho bé, vì thế mẹ cần tìm hiểu sai lầm hay mắc phải để áp dụng các quy tắc dưới đây! 

Chức năng của tăm bông cho bé sơ sinh

1. Vệ sinh tai

Sau một khoảng thời gian tai bé tích tụ nhiều chất bẩn, bé có nhiều ráy tai buộc lòng mẹ phải lấy đi chúng để bé không còn cảm thấy khó chịu. Ráy tai để lâu khiến bé luôn trong trạng thái ngứa ngáy, thậm chí là quấy khóc.  Bên cạnh đó, ráy tai cứng nằm sâu trong ống tay có thể gây cản trở đến đường thính giác của bé, để bé không bị đau, viêm tai. Việc sử dụng tăm bông luồn lách vào vành tai giúp loại bỏ vi khuẩn và ngăn chặn nhiễm trùng cho bé. 

2. Vệ sinh mũi

Thời tiết chuyển giao khiến bé hay bị sổ mũi. Lúc này, chất nhầy trong mũi nếu không được làm sạch bằng tăm bông sẽ ảnh hưởng đến đường thở của bé. Thay vì hỉ mũi, đôi khi bé lại hít vào không tốt cho cơ thể bé.

Tăm bông giúp đường thở của bé được thông thoáng Tăm bông giúp đường thở của bé được thông thoáng 

Một nguyên nhân nữa bé cần vệ sinh mũi là khi ở trong môi trường có bụi, các vi khuẩn tích tụ quanh thành mũi tạo khiến hệ hô hấp bé không được thông thoáng. Tăm bông hỗ trợ lấy đi gỉ mũi nhẹ nhàng mà không làm bé bị đau. 

3. Vệ sinh rốn

Rốn là nơi ít được để mắt khi mẹ tắm cho bé. Nếu để rốn lâu ngày không được vệ sinh, vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở gây ra những căn bệnh nguy hiểm. Bé có thể bị sốt cao, bỏ bú, lâu dần khoang rốn còn để lại mùi hôi khó chịu.  

Mẹ có thể vệ sinh rốn cho bé sau khi tắm xong vì lúc này chất bẩn dễ dàng lấy đi do da bé còn ẩm Mẹ có thể vệ sinh rốn cho bé sau khi tắm xong vì lúc này chất bẩn dễ dàng lấy đi do da bé còn ẩm 

4. Bôi thuốc

Đầu tròn của tăm bông dễ dàng bôi thuốc vào những điểm nhỏ cần chính xác trên cơ thể bé. Hơn nữa, tăm bông được kháng khuẩn tốt, đảm bảo không gây viêm nhiễm khi tiếp xúc trên làn da non nớt của bé, thay vì  mẹ dùng tay thao tác bôi thuốc có thể để lại nhiều vi khuẩn. 

Sai lầm thường gặp khi dùng tăm bông vệ sinh cho bé

Tăm bông có thiết kế nhỏ và đa chức năng. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách tăm bông có thể trở thành vật gây hại cho bé. Vậy những lỗi nào mà ba mẹ thường gặp khi vệ sinh cho bé bằng tăm bông?

1. Vệ sinh quá sâu

Mũi, tai, rốn,.. của bé là những bộ phận nhạy cảm. Vật dụng nhỏ như tăm bông sẽ dễ luồn lách vào cách khe, cho mẹ dễ dàng thao tác lấy đi bụi bẩn. Tuy nhiên, mẹ có tâm lý muốn lấy đi hết bụi bẩn nên sẽ tác động sâu vào bên trong. Thực tế, mẹ chỉ nên vệ sinh phần ngoài dễ thấy để đảm bảo chúng không bị đóng lại quá nhiều gây mất vệ sinh. Bên cạnh đó, nhiều mẹ cho tăm bông vào sâu trong tai, mũi, rốn... gây tổn thương cho các cơ quan. Việc này có thể khiến cho bé bị chảy máu, tổn thương niêm mạc mũi, viêm tai, viêm nhiễm vùng rốn,... bởi vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào mạch máu khi lớp da của bé bị trầy xước. 

2. Không thay tăm bông

Để tiết kiệm, mẹ có xu hướng dùng chung tăm bông cho hai bên tai, mũi của bé. Điều này là không được khuyến khích vì có thể gây ra tình trạng lây nhiễm chéo giữa hai bên. Chất bẩn khi được làm sạch bên này lại tiếp tục được đưa vào bên kia được xem là không đảm bảo vệ sinh. Dần dần, tình trạng nhiễm khuẩn ở bé nhỏ càng nghiêm trọng.

Đừng quên thay mới sau mỗi lần vệ sinh mẹ nhé! Đừng quên thay mới sau mỗi lần vệ sinh mẹ nhé! 

3. Không sát khuẩn tay

Mặc dù tay không trực tiếp đụng vào bộ phận trên cơ thể bé, mẹ vẫn nên giữ tay sạch sẽ khi thao tác. Thực tế, vi khuẩn có thể lây lan trong không khí, làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho bé. Trước khi vệ sinh cho bé, mẹ hãy sát khuẩn, vệ sinh tay, làm khô trước đã nhé! 

4. Tần suất vệ sinh

Chất nhầy trong mũi hay ráy tai cần có độ ẩm nhất định để cản lại bụi bẩn không xâm nhập vào bên trong. Do đó, không phải lúc nào làm sạch hoàn toàn cũng tốt, và làm sạch mỗi ngày lại càng không nên. Việc vệ sinh thường xuyên khiến cơ thể bé mất đi một số chất nhầy quan trọng để hạn chế tình trạng xâm nhập của các vi khuẩn có hại.  Đối với các bé bị viêm đường hô hấp, mẹ có thể vệ sinh 3 lần/ ngày. Nếu bé không có biểu hiện bệnh và hoàn toàn khỏe mạnh, chỉ nên vệ sinh tai, mũi, họng, rốn,... cho bé từ 2-3 lần/ tuần. 

Cách sử dụng tăm bông an toàn cho bé 

Bước 1: Đặt bé nằm trên giường thoải mái.

Để bé nằm trên giường trong tư thế thoải mái nhất và không làm bé lo lắng Để bé nằm trên giường trong tư thế thoải mái nhất và không làm bé lo lắng 

Bước 2: Từ từ nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mũi bé để gỉ mũi mềm ra. Đối với tai và rốn, mẹ thấm tăm bông cùng một chút dung dịch nước muối sinh lý hoặc nước thường.  Bước 3: Sau khi gỉ mũi mềm ra, mẹ dùng đầu tăm bông ngoáy nhẹ lỗ mũi để loại bỏ chất bẩn trong mũi bé. Tương tự như với mũi, mẹ cũng sử dụng đầu tăm bông để làm sạch bụi bẩn trong ráy tai, rốn.

Đầu tăm bông nhỏ xinh giúp mẹ luồn lách vào những vị trí mong muốn làm sạch Đầu tăm bông nhỏ xinh giúp mẹ luồn lách vào những vị trí mong muốn làm sạch 

Bước 4: Thao tác tương tự ở lỗ mũi, bên tai còn lại. Bước 5: Công đoạn cuối cùng là xem chúng đã sạch chưa. Mẹ có thể dùng một chiếc tăm bông khác để kiểm tra điều này. Vậy là mẹ đã khám phá hết những công dụng thần kỳ của tăm bông cho bé. Hy vọng rằng người bạn đồng hành này sẽ giúp bé có một sức khỏe thật tốt để mẹ an tâm hơn.  Sản phẩm tăm bông của Mothercare được thiết kế đặc biệt có hình dạng lý tưởng để dễ dàng làm sạch và làm khô tai ngoài, quanh mũi và rốn của bé. Đầu bông làm bằng 100% sợi bông tự nhiên được đóng vệ sinh, an toàn với công nghệ kháng khuẩn tốt Đặc biệt, thân cây làm bằng giấy an toàn cho bé nhé, đồng thời giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường mà nhiều ba mẹ đang quan tâm.

Một gói với nhiều chiếc tăm bông cho mẹ sử dụng lâu hơn Một gói với nhiều chiếc tăm bông cho mẹ sử dụng lâu hơn 

Mothercare cung cấp thêm các sản phẩm vệ sinh, chăm sóc sức khỏe bé yêu.   
Bài viết cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
Kiểm tra trạng thái đơn hàng