Rong kinh sau sinh: đi tìm nguyên nhân và cách xử lý cho mẹ bỉm

Rong kinh sau sinh: đi tìm nguyên nhân và cách xử lý cho mẹ bỉm
Rong kinh sau sinh là tình trạng nhiều mẹ gặp phải. Kinh nguyệt kéo dài nhiều ngày gây cho mẹ nhiều khó chịu cho cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày của mẹ và việc chăm sóc con nhỏ. Vậy nguyên nhân từ đâu và làm thế nào để xử lý, cùng Mothercare tìm hiểu mẹ nhé!

Rong kinh sau sinh là gì? Nhận diện tình trạng rong kinh

Thông thường, mẹ sẽ có kinh trở lại sau khi sinh khoảng 6 tháng. Sau quá trình mang thai và chuyển dạ, lượng hormone trong cơ thể mẹ có nhiều thay đổi khiến chu kì kinh nguyệt cũng có nhiều khác biệt với trước khi mang thai như ngắn hơn, dài hơn hoặc không đều... Một trong những thay đổi phổ biến nhiều mẹ gặp phải là rong kinh. Đây là tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và thời gian hành kinh kéo dài bất thường trên 7 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ thường kéo dài từ 21-35 ngày, số ngày hành kinh từ 3-5 ngày. Mẹ có thể nhận biết tình trạng rong kinh qua các biểu hiện sau:
  • Nếu kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày, kinh nguyệt tưởng chừng đã chấm dứt nhưng lại quay trở lại sau 1,2 ngày.
  • Lượng máu kinh nguyệt lớn hơn 80ml (bình thường khoảng 50 - 80 ml/một chu kỳ). Máu kinh nguyệt vón thành từng cục lớn. Đôi khi lượng máu kinh ra nhiều, ra liên tục trên 1 giờ, sử dụng 1 miếng băng vệ sinh là không đủ.
  • Lượng kinh nguyệt có thể rất nhiều hoặc lắt nhắt liên tục trong nhiều ngày, có thể kéo dài đến trên 15 ngày.
  • Tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài từ 2 chu kỳ hành kinh liên tiếp;

Nhận biết tình trạng rong kinh sau sinh qua lượng kinh nguyệt và dấu hiệu của cơ thểNhận biết tình trạng rong kinh sau sinh qua lượng kinh nguyệt và dấu hiệu của cơ thể

Bên cạnh đó, một số dấu hiệu của cơ thể để mẹ nhận thấy tình trạng rong kinh trầm trọng:
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải do mất máu;
  • Xuất hiện các triệu chứng thiếu máu, suy nhược và có thể ngất xỉu;
  • Tâm lý căng thẳng, stress;
  • Buồn nôn, chóng mặt;
  • Huyết áp thấp.

Rong kinh sau sinh: nguyên nhân từ đâu?

1. Mất cân bằng hormone sinh dục

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ được điều hòa bởi 2 hormone sinh dục nữ là estrogen và progesterone. Sau khi mang thai và sinh con, sự mất cân bằng của 2 loại hormone trên có thể làm lớp niêm mạc tử cung và các mạch máu tăng sinh quá mức, dẫn đến hiện tượng hành kinh, xuất hiện lượng máu kinh nhiều và kéo dài hơn, gây ra tình trạng rong kinh sau sinh.

2. Buồng trứng hoạt động trở lại bình thường

Trong quá trình mẹ mang thai, buồng trứng sẽ tạm ngưng hoạt động. Sau sinh con, sự tái hoạt động trở lại của buồng trứng làm chu kỳ kinh nguyệt quay trở lại và gặp rối loạn ở giai đoạn đầu. Điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến rong kinh.

3. Các bệnh lý phụ khoa

Sau sinh, nếu vùng kín không được chăm sóc, vệ sinh đúng cách có thể dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, nấm... gây viêm nhiễm phụ khoa và tổn thương buồng trứng, tử cung. Một số số bệnh như u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư nội mạc tử cung…cũng làm xuất hiện tình trạng rong kinh, đây được gọi là rong kinh bệnh lý.

4. Lạm dụng thuốc tránh thai

Nhiều mẹ có tâm lý lo lắng mang thai ngoài ý muốn khi vừa sinh em bé nên đã sử dụng thuốc tránh thai, gây rối loạn nội tiết tố nữ, từ đó vô tình dẫn đến tình trạng rong kinh sau sinh.

5. Xử lý tình trạng rong kinh sau sinh

Trường hợp mẹ bị rong kinh sau sinh do rối loạn nội tiết tố thì tình trạng này sẽ tự thuyên giảm sau một thời gian mà mẹ không cần điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy lượng máu ra ngày càng nhiều, cơ thể mệt mỏi, đau vùng âm đạo, thì cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để xác định đúng nguyên nhân cũng như phương thức điều trị, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc mẹ nhé! Nhằm giúp cơ thể nhanh chóng trở lại trạng thái ổn định, cân bằng tình trạng rong kinh sau sinh, mẹ cần lưu ý một số điều sau:

6. Vệ sinh vùng kín đúng cách

Rong kinh sau sinh sẽ dễ tạo môi trường cho vi khuẩn, ký sinh trùng có phát triển, dễ gây ra viêm nhiễm âm đạo và tử cung. Do đó, mẹ cần phải vệ sinh vùng kín thường xuyên, đúng cách, không thụt rửa sâu bên trong âm đạo. Ngay khi nhận thấy lượng máu ra nhiều, nên thay quần lót hoặc băng vệ sinh để đảm bảo vùng âm đạo luôn luôn được khô thoáng. Sau sinh là giai đoạn cơ thể còn nhạy cảm, do đó nên dùng loại băng vệ sinh dành riêng cho mẹ sau sinh. Trong trường hợp ra nhiều máu, mẹ có thể sử dụng thêm các loại miếng lót đa năng giúp ngăn tình trạng tràn sản dịch, để tránh làm bẩn giường, ghế ngồi hay các vật dụng khác.

Mẹ nên sử dụng băng vệ sinh chuyên dụng dành cho mẹ sau sinhMẹ nên sử dụng băng vệ sinh chuyên dụng dành cho mẹ sau sinh

Chăm sóc mẹ sau sinh an toàn tuyệt đối, Mothercare đem đến các loại băng vệ sinh dành cho mẹ sau sinh với bề mặt mềm mại, êm ái phù hợp với làn da nhạy cảm và khả năng thấm hút tốt cho mẹ thoải mái hoạt động mà chẳng ngại những tình huống không lường trước. Mẹ có thể tham khảo các loại băng vệ sinh của Mothercare tại đây. 

7. Không quan hệ vợ chồng

Khi bị rong kinh, mẹ đặc biệt không được quan hệ vợ chồng vì vi khuẩn và nấm có thể xâm nhập vào sâu bên trong vùng kín, hoặc âm đạo bị tổn thương.

8. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong thực đơn mẹ sau sinhBổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong thực đơn mẹ sau sinh

Mẹ nên tăng cường bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất sắt sau sinh như thịt bò, ngũ cốc nguyên hạt, gan, cải bó xôi…nhằm phòng tránh nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Hơn 60 năm đồng hành cùng mẹ và bé, Mothercare mang đến những sản phẩm cao cấp giúp mẹ mau chóng hồi sức, khỏe mạnh và hỗ trợ việc chăm sóc bé thêm dễ dàng, tiện lợi. Tham khảo các sản phẩm dành cho mẹ sau sinh của Mothercare tại đây  
Bài viết cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
Kiểm tra trạng thái đơn hàng