Đau bụng dưới sau sinh: Nguyên nhân từ đâu và cách điều trị

Đau bụng dưới sau sinh: Nguyên nhân từ đâu và cách điều trị
Đau bụng dưới sau sinh là tình trạng khá phổ biến, thường không nguy hiểm nhưng khiến không ít mẹ đau đớn, khó chịu. Cùng Mothercare tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị đau bụng dưới sau sinh qua bài viết sau.

Nguyên nhân đau bụng dưới sau sinh

1. Co hồi tử cung

Sau khi sinh, tử cung sẽ co thắt để trở về kích thước ban đầu. Việc co thắt này sẽ vô tình gây ra những cơn đau bụng dưới sau sinh khiến mẹ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Các cơn co thắt tử cung sau sinh được ví von như phiên bản nhẹ nhàng của các cơn co thắt chuyển dạ. Ngoài ra, một số mẹ bỉm cảm nhận cơn đau bụng sau sinh khá giống đau bụng kinh, biến chuyển từ nhẹ đến dữ dội. Mẹ sẽ chịu những cơn đau mạnh hơn khi đang cho con bú vì việc cho con bú sẽ kích thích giải phóng oxytocin, một loại hormone kích thích tử cung co bóp.

2. Bị táo bón

Táo bón là hiện tượng giảm số lần đi ngoài (ít hơn 3 lần/tuần) kèm theo những khó khăn khi đi ngoài do phân cứng, thường gây đau và khó chịu cho mẹ. Một số nguyên nhân khiến mẹ dễ bị táo bón sau sinh:
  • Mẹ ít vận động sau sinh
  • Căng thẳng, mệt mỏi
  • Thay đổi về nội tiết tố
  • Khẩu phần ăn không đủ chất xơ
  • Âm đạo bị rách trong quá trình chuyển dạ, vết khâu chưa lành khiến bạn nhịn đi vệ sinh vì sợ đau
  • Sự lạm dụng thuốc giảm đau quá liều
  • Bệnh trĩ (thường gặp trong thời kỳ mang thai cũng như trong thời kỳ hậu sản)

3. Vết mổ lấy thai

Sau khi sinh, mẹ sinh mổ thường bị đau quặn thắt vì vết mổ và vết thương bên trong đang lành. Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng việc các mẹ thường xuyên lo lắng, căng thẳng quá mức sau khi mổ cũng gây nên tình trạng đau thắt và các vấn đề sức khỏe khác.

Cách điều trị cơn đau bụng dưới sau sinh cho mẹ

1. Chườm nước ấm quanh vùng bụng

Một cách đơn giản giúp mẹ giảm bớt cơn đau, cảm thấy thoải mái hơn là đặt một túi chườm ấm hoặc chai nước ấm vào vùng bụng dưới.

Chườm ấm giúp giảm đau bụng dưới sau sinh hiệu quả

2. Massage vùng bụng dưới

Mẹ có thể massage cơ bụng đồng thời đặt tay trên bụng để kiểm tra xem vị trí nào có khối cứng thì đó chính là dấu hiệu tử cung đang co bóp. Mẹ chỉ cần dùng tay xoa quanh vùng bụng theo chiều kim đồng hồ cho đến khi thấy mềm và dần hết đau nhé!

3. Dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ

Để làm dịu bớt cơn đau co thắt kéo dài, mẹ có thể dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý uống để tránh gặp phải tác dụng phụ của thuốc gây ảnh hưởng sức khỏe.

4. Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ

Để giảm tình trạng táo bón sau sinh, mẹ cần bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau xanh, hoa quả tươi, các loại hạt và ngũ cốc… vào thực đơn hàng ngày. Đồng thời, mẹ cần bổ sung đủ nước cho cơ thể, uống 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày, bao gồm sữa, nước trái cây, nước đun sôi để nguội.

5. Vận động nhẹ

Khi cơ thể mẹ đã khỏi phục trở lại, mẹ không nên kiêng khem quá kỹ. Sau sinh, mẹ nên bắt đầu đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng, chứ không nên nằm lâu một chỗ. Đi lại, tập thể dục có tác dụng nâng cao sức khỏe, giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn và giúp cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả. Mẹ có thể thực hiện bài tập này một mình hoặc đẩy bé đi dạo ở bờ hồ, công viên, vào sáng sớm hoặc chiều mát mẻ. Việc này sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái, thư giãn và giải tỏa được căng thẳng rất hiệu quả đó!

Đi bộ dạo chơi giúp mẹ thư giãn và giảm đau bụng dưới

Với thiết kế đa năng, chắc chắn, phần đệm ngồi êm ái, thoải mái cho bé, xe đẩy của Mothercare là trợ thủ đắc lực của mẹ và đồng hành cùng bé trong những chuyến dạo chơi. Mẹ có thể tham khảo các sản phẩm xe đẩy của Mothercare tại đây nhé!

6. Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý cho bản thân

Để giảm căng thẳng, mệt mỏi không làm ảnh hưởng đến vết mổ đẻ, mẹ nên dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi bằng cách nghe nhạc, xem phim và tránh làm việc nặng. Mỗi khi cảm thấy áp lực, đừng quên tâm sự với chồng hay người thân và bạn bè để cảm thấy thoải mái hơn. Nếu mẹ sức khỏe còn yếu và cảm thấy mệt mỏi với những công việc nhà như nấu nướng, dọn dẹp… mẹ có thể thuê giúp việc hay nhờ sự trợ giúp từ người thân. Nhờ đó, mẹ sẽ có thời gian để chăm sóc cho bản thân và cho bé yêu vừa chào đời. Sau khi sinh, mẹ sẽ phải tập làm quen với những thói quen mới và dành nhiều thời gian để chăm sóc bé cưng. Tuy nhiên, hãy đảm bảo ngủ đủ 8 - 10 tiếng/ngày và cố gắng nghỉ ngơi bất cứ khi nào bé ngủ, thay vì làm công việc nhà trong thời gian này mẹ nhé!

Gối ôm dành cho mẹ bầu và sau sinh giúp mẹ thư giãn và ngon giấc hơn

Sở hữu một chiếc gối ôm, gối hỗ trợ sẽ giúp mẹ dựng lưng thư giãn thoải mái và ngủ ngon hơn trong giai đoạn sau sinh. Mothercare mang đến đa dạng mẫu gối dành riêng cho mẹ bầu và sau sinh giúp nâng đỡ cơ thể, giảm tình trạng đau lưng, hỗ trợ mẹ cho bé bú thêm dễ dàng. Mẹ có thể tham khảo các loại gối cho mẹ bầu và sau sinh tại đây

Đau bụng dưới sau sinh: khi nào mẹ nên đến gặp bác sĩ?

Nếu cơn đau của mẹ dữ dội, dai dẳng hoặc không thuyên giảm, hãy đến gặp bác sĩ để điều trị kịp thời. Một số triệu chứng nặng mà mẹ không nên tự chữa tại nhà như:
  • Sốt cao
  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Đau bụng dữ dội
  • Đau ngực và khó thở
  • Tiết dịch âm đạo bất thường
  • Chảy máu âm đạo quá nhiều và máu có màu đỏ tươi
  • Da đỏ, căng, sưng tấy quanh khu vực vết mổ hoặc vết rạch tầng sinh môn
Hy vọng với những chia sẻ trên đây mẹ đã biết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng dưới sau sinh và cách điều trị hiệu quả, an toàn nhất nhé! Hơn 60 năm đồng hành cùng mẹ trong những năm tháng đầu đời của bé, Mothercare mang đến những sản phẩm cao cấp giúp mẹ mau chóng hồi sức, khỏe mạnh và hỗ trợ việc chăm sóc bé thêm dễ dàng, tiện lợi. Tham khảo các sản phẩm dành cho mẹ sau sinh của Mothercare tại đây
Bài viết cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
Kiểm tra trạng thái đơn hàng