Cẩm nang chuẩn bị sức khỏe mang thai, mẹ đã biết?

Cẩm nang chuẩn bị sức khỏe mang thai, mẹ đã biết?
Khi nhận được tin vui mang thai, mẹ bầu mong muốn trang bị kiến thức đầy đủ để đem đến cho con những điều tốt đẹp nhất. Dưới đây là những chia sẻ về kinh nghiệm chăm sóc, chuẩn bị sức khỏe mang thai để mẹ có một thai kỳ diễn ra thuận lợi.

Các biểu hiện trong thời gian mẹ mang thai

Sau bao ngày mong đợi, khoảnh khắc biết tin mình có thai khiến mẹ cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Tuy nhiên, mẹ có thể gặp những triệu chứng sau đây về mặt thể chất lẫn sinh lý.

1. Buồn nôn

Buồn nôn, nôn mửa là vấn đề thường gặp phổ biến ở mẹ bầu. Thông thường, thai phụ sẽ ốm nghén nhiều trong tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu), một số trường hợp sẽ xảy ra đến tam cá nguyệt thứ hai (kết thúc 3 tháng giữa). Tuy nhiên, vẫn có các mẹ bầu lâm vào hoàn cảnh ốm nghén suốt cả thai kì. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe mang thai và khẩu vị ăn của mẹ, mẹ sẽ cảm thấy chán ăn, mệt mỏi. Mẹ hãy đi đến gặp bác sĩ để giảm nhẹ tình hình xuống nếu khó chịu quá nhé.

2. Đau đầu, chóng mặt

Khi mang thai, tim phải hoạt động nhiều hơn để giúp em bé khỏe mạnh. Kết quả là, máu được tập trung ở phần lớn tim gây ra tình trạng thiếu máu và oxi ở những vùng khác như não, phổi,... Do đó, mẹ sẽ gặp phải chứng đau đầu, hoa mắt, choáng váng vô cùng khó chịu. Một nguyên nhân nữa có thể là bởi mẹ chưa nạp đủ dinh dưỡng cần thiết dẫn đến thiếu chất, tụt đường,... cũng gây ra mệt mỏi, chóng mặt.

3. Táo bón

Trong thời gian mang thai, nội tiết tố của phụ nữ bị rối loạn. Vì thế, dù bổ sung nhiều chất xơ thì mẹ cũng ít nhiều mắc phải vấn đề táo bón, bên cạnh đó còn có ợ hơi, đầy bụng,... Lúc này, mẹ hãy cố gắng điều hòa thân thể bằng cách ăn nhiều rau xanh nhưng cũng không quên bổ sung đủ nước giúp hòa tan các vitamin và khoáng chất, không còn nóng trong người nhé.

4. Tay chân sưng phù

Mẹ bầu thường tăng cân vì bổ sung nhiều chất dưỡng cho cả mẹ và con. Khi đó, cơ thể trở nên nặng nề hơn kèm theo tay, chân phù nề. Một số mẹ bầu ít vận động cũng dễ dẫn đến tình trạng này. Mẹ gặp khó khăn trong việc di chuyển vì thế nên tập thể dục nhẹ nhàng, nếu không chứng phù nề này trở nên nghiêm trọng hơn sẽ gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con.

5. Đau lưng

Khi bào thai phát triển lớn dần lên kéo theo sự hạnh phúc của mẹ khi sắp được nhìn thấy con chào đời, cũng là lúc mẹ phải đối mặt với chứng đau lưng kéo dài. Nguyên nhân là do bào thai của con đè lên vùng hố chậu và khung xương của mẹ. Mẹ lúc nào cũng cảm thấy khó chịu với lưng của mình, nhất là vào những ngày trời đổi gió thì cơn đau lại càng ê ẩm hơn.

6. Đi tiểu nhiều

Đây là triệu chứng bình thường của mẹ bầu nhưng gây bất tiện trong sinh hoạt thường ngày. Mẹ sẽ không muốn uống quá nhiều nước vì điều đó khiến mẹ phải đi vệ sinh quá nhiều. Tuy nhiên, mẹ hãy cố gắng duy trì thói quen uống nước để có nhiều nước ối cho con yêu và hấp thu đồ ăn hiệu quả nhé!

Uống nước đầy đủ để bổ sung khoáng chất cho cơ thể  Uống nước đầy đủ để bổ sung khoáng chất cho cơ thể  

Chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu

Có thể nói khi mang thai, phụ nữ phải trải qua nhiều cung bậc về mặt tâm tư tình cảm. Một số mẹ bầu bị mắc chứng trầm cảm vì không được giải tỏa tâm lý, cộng thêm sức khỏe trở nên yếu ớt. Dưới đây là những chia sẻ tốt nhất mẹ có thể tham khảo và áp dụng để thai kỳ được diễn ra nhẹ nhàng nhất có thể. Mẹ cũng vì thế mà cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn.

1. Khám sức khỏe định kỳ

Trong những việc cần làm khi chuẩn bị sức khỏe mang thai, khám thai là việc là việc vô cùng quan trọng để theo dõi tình hình sức khỏe của bé và mẹ, thai có phát triển tốt hay không, có dấu hiệu gì bất thường không. Công việc này được thực hiện bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm và được kiểm tra vô cùng khoa học, chính xác, do đó mẹ hãy dành thời gian để khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ nhé. Một số nghiên cứu cho thấy các mẹ bầu dành thời gian khám thai định kỳ có tỉ lệ thai nhi tử vong thấp hơn 5 lần, ngoài ra còn giúp phán đoán đúng cân nặng của em bé khi được sinh ra. Thông thường, mẹ nên đi khám thai mỗi tháng một lần trong 6 tháng đầu. Đối với 3 tháng cuối cùng (tam cá nguyệt thứ ba) mẹ cần đi thăm khám thường xuyên hơn vì đây là những tháng cuối cùng, con đã khá lớn trong bụng mẹ và để đảm bảo mọi thứ đều tốt đẹp để em bé được chào đời thuận lợi. Mẹ hãy lưu ý lựa chọn các cơ sở, bệnh viện phụ sản uy tín để an tâm theo dõi nhé!

2. Ăn uống lành mạnh, đủ chất

Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sức khỏe của em bé trong bụng mẹ. Giờ đây mẹ không còn chỉ ăn uống theo sở thích của bản thân mà còn là ăn cho sự phát triển của con yêu. Mẹ có thể đồng hành cùng bác sĩ để xây dựng một chế độ ăn hợp lý với các thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Nên tránh sử dụng các loại đồ uống có ga, có cồn hay chất kích thích gây ảnh hưởng xấu đối với em bé. Các loại thực phẩm có hương vị cay, nồng cũng không nên sử dụng nhiều vì đây là nguyên nhân gây ra ợ hơi, nóng trong người, đầy bụng,...  

 Chuẩn bị những bữa ăn ngon, kích thích vị giác để ăn uống khỏe mạnh Chuẩn bị những bữa ăn ngon, kích thích vị giác để ăn uống khỏe mạnh

Một bữa ăn khoa học cần có tối thiểu ít nhất 4 nhóm thực phẩm:
  • Nhóm bột đường (ngũ cốc, khoai, ngô,...)
  • Nhóm chất đạm (thịt, cá, đậu, trứng, sữa,...)
  • Nhóm chất béo (dầu thực vật: hướng dương, ô liu, đậu phộng,... và mỡ động vật)
  • Nhóm vitamin và khoáng chất (rau, củ, quả)
Nếu mẹ cảm thấy chán ăn và không muốn ăn các thực phẩm thô, có thể làm nước ép, sinh tố,... để dễ uống nhưng vẫn đầy đủ dưỡng chất nhé. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần uống một số loại vitamin tổng hợp vì đôi khi cơ thể không hấp thụ được hết vitamin trong thực phẩm.

3. Tập luyện vừa phải

Mẹ bầu thường có xu hướng ngại vận động do sẵn mệt mỏi trong ngày. Tuy nhiên, vận động nhẹ cực kì được khuyến khích để tăng thể lực của mẹ.

Tập thể dục với cường độ nhẹ nhàng để có sức khỏe tốtTập thể dục với cường độ nhẹ nhàng để có sức khỏe tốt

 Mẹ có thể lựa chọn môn thể thao phù hợp, dễ vận động như yoga, bơi, đi bộ hoặc các bài tập thể dục. Các bài tập này giúp kích thích cơ bắp khỏe khoắn, tinh thần sảng khoái, các triệu chứng do mang thai được giảm nhẹ, kì sinh đẻ cũng diễn ra dễ dàng hơn.

4. Nghỉ ngơi hợp lý

Giấc ngủ là liều thuốc quan trọng nhất. Một giấc ngủ ngon và sâu sẽ giúp mẹ phục hồi năng lượng và cơ thể cũng trở nên nhẹ nhàng hơn. Mẹ hãy tham khảo cách ngủ khoa học và phù hợp nhất với bản thân cũng như quỹ thời gian của mình. Nếu gặp triệu chứng khó ngủ do quá trình mang thai đem lại, mẹ hãy chia giấc ngủ ra làm nhiều lần thay vì thức trắng, điều được khuyến cáo là không tốt cho sức khỏe của sản phụ. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên duy trì giấc ngủ trong khoảng 6-8 tiếng để cơ thể khỏe khoắn, tâm trí minh mẫn.

Mẹ có thể chia giấc ngủ thành nhiều lần nếu bị mất ngủMẹ có thể chia giấc ngủ thành nhiều lần nếu bị mất ngủ

Làm ấm chân cũng là một cách hay để giúp đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn vì khi chân được mát xa, sưởi ấm, các mạch máu tuần hoàn giúp cơ thể thư thái, dễ chịu. Mẹ có thể uống một cốc trà gừng, sữa ấm trước khi nhắm mắt. Giữ cho đầu óc thông thoáng và đừng suy nghĩ gì nhiều mẹ nhé vì đó cũng là điều khiến mẹ bị mất ngủ đấy.

5. Vệ sinh sạch sẽ 

Trong giai đoạn bầu bí, hệ miễn dịch của mẹ bầu suy giảm. Các vi khuẩn có hại sẽ có môi  trường tốt để sinh sôi nảy nở nếu vấn đề vệ sinh không được quan tâm, gây các căn bệnh không mong muốn cho mẹ. Thêm vào đó, do ảnh hưởng của hóc môn nên cơ thể mẹ bầu cũng dễ đổ mồ hôi hơn, gây bí bách, ẩm ướt. Mẹ hãy chuẩn bị những chiếc khăn lau sạch sẽ, những bộ đồ chất liệu cotton thấm hút mồ hôi mềm mại nhưng vẫn đảm bảo sự thoải mái, tắm gội hàng ngày bằng nước ấm và sấy khô tóc ngay để không bị nhiễm lạnh mẹ nhé. Bên cạnh đó, vệ sinh nhà cửa cũng cần được lưu tâm. Thời điểm bầu bí dễ nhạy cảm với không khí có bụi bặm, dị ứng khi thời tiết giao mùa. Bởi lẽ đó, một căn nhà được dọn dẹp tươm tất, thoáng mát sẽ giúp mẹ thấy dễ chiu, phấn chấn hơn. Trên đây là những chia sẻ để mẹ có hành trang chuẩn bị sức khỏe mang thai thật tốt. Hy vọng các mẹ bầu luôn luôn yêu thương, đối xử tốt với chính bản thân mình, tìm ra được niềm vui, sự hạnh phúc trong việc chào đón một thành viên mới đến ngôi nhà thân yêu. Cảm giác làm mẹ thật diệu kì biết bao, mẹ nhỉ? Mẹ có thể tham khảo các sản phẩm thời trang mẹ bầu được ưa chuộng hiện nay tại Mothercare.  
Bài viết cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
Kiểm tra trạng thái đơn hàng