Áp xe ngực sau sinh: Dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa

Áp xe ngực sau sinh: Dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa
Áp xe ngực là hậu quả của viêm tuyến vú dễ xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng sữa mẹ mà đôi khi áp xe ngực sau sinh còn có thể tiến triển thành ung thư vú nếu không được điều trị kịp thời.

Áp xe ngực sau sinh ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến mẹ cảm thấy đau nhức, khó chịu

Áp xe ngực là gì?

Áp xe ngực là tình trạng viêm (sưng, đỏ) và tích tụ mủ trong ngực do vi khuẩn gây ra. Ổ áp xe ngực có thể hình thành ở trước tuyến, trong tuyến, sau tuyến. Tiến triển một ổ áp xe thường trải qua ba giai đoạn: viêm, tạo thành áp xe, hoại tử. Có khoảng 10-30% trường hợp áp xe ngực xảy ra ở phụ nữ sau sinh. Ngoài ra, những phụ nữ thừa cân, có ngực lớn hoặc những người không giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ cũng có nguy cơ cao gặp phải vấn đề này.

Nguyên nhân gây ra áp xe ngực sau sinh là gì?

Áp xe ngực sau sinh thường bắt nguồn từ 3 nguyên nhân chính sau đây: Sữa mẹ có thể gây nứt núm vú hoặc răng của bé cắn vào núm vú... tạo điều kiện cho vi khuẩn thông qua vết rách da hoặc lỗ mở của ống tuyến vú để xâm nhập vào ngực và hình thành ổ áp xe. Mẹ sau sinh vất vả, dành nhiều thời gian để chăm sóc bé dẫn đến ốm đau, ăn uống thiếu chất, thức đêm nhiều mà ít được nghỉ ngơi... khiến sữa bị ứ đọng trong tuyến vú cũng dễ gây áp xe ngực. Ngoài ra, một số mẹ đang cho con bú không thực hiện thông tia sữa, không vắt bỏ sữa thừa khi con bú khiến sữa bị tắc, không thể thoát ra ngoài dẫn đến tình trạng sữa đông kết, chèn ép các ống dẫn sữa khác hình thành các ổ áp xe ở ngực.

Áp xe ngực sau sinh cần được phát hiện và điều trị kịp thời

Dấu hiệu của áp xe vú?

Dấu hiệu áp xe vụ phụ thuộc vào vị trí bị áp xe, giai đoạn bệnh và nhiều yếu tố khác. Một số biểu hiện thường gặp của áp xe ngực sau sinh như sau: Đau nhức sâu bên trong tuyến vú: Khi bị áp xe ngực, trong ngực có nang chứa dịch mủ và các mô bị viêm. Do đó, mẹ sẽ cảm thấy đau nhức sâu bên trong tuyến vú và cảm giác này tăng dần lên khi dùng tay ấn vào vùng áp xe, cử động vai, cánh tay. Đau buốt khi cho con bú: Nếu mẹ đang cho con bú gặp phải tình trạng viêm tuyến vú, tắc tia sữa hay áp xe ngực thì mẹ sẽ cảm thấy đau buốt mỗi khi cho con bú. Vú sưng và căng to hơn bình thường: Tình trạng sưng và căng ngực ngày càng trở lên nghiêm trọng hơn.

Đau nhức vú và đau buốt khi cho con bú là biểu hiện thường gặp của áp xe ngực

Thấy các cục cứng bên trong vú khi sờ nắn: Triệu chứng điển hình của áp xe vú ở phụ nữ đang cho con bú, đó là khi dùng tay sờ nắn ngực, mọi người có thể cảm nhận được một hoặc nhiều cục cứng bên trong vú. Tại vị trí những cục cứng này sẽ cảm thấy đau nhức và sưng đỏ. Da ngực nóng và sưng đỏ: Nếu khối áp xe không nằm ở sâu bên trong vú, mẹ sẽ cảm thấy da ngực trở nên sưng tấy, có màu đỏ hoặc màu vàng nhạt, thậm chí là hoại tử và khi dùng tay sờ sẽ cảm thấy nóng. Sốt, cảm giác ớn lạnh: Áp xe ngực sau sinh có thể khiến mẹ sốt nhẹ khoảng 38 độ hay sốt cao lên đến 39 – 40 độ, tùy từng tình trạng viêm nhiễm. Cùng với đó, mẹ thường cảm thấy ớn lạnh và rùng mình. Biến chứng – hoại tử: Biến chứng nặng nề nhất của áp xe ngực là hoại tửvới các biểu hiện nhiễm khuẩn nặng nề như: tụt huyết áp, cơ thể mệt mỏi, vú căng to, sưng phù, da trên ổ áp xe vàng nhạt, hạch bạch huyết sưng, có thể vỡ ổ áp xe chảy mủ hôi.

Những phương pháp chữa áp xe vú

Khi thấy có dấu hiệu của áp xe vú mẹ nên nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm. Nếu được phát hiện sớm, bệnh có thể được chữa lành bằng kháng sinh và chọc hút mủ qua hướng dẫn của siêu âm mà không cần phẫu thuật. Khi ổ áp xe lớn hơn, mẹ cần được gây tê và phẫu thuật

Phòng bệnh áp xe ngực sau sinh

Mẹ có thể phòng bệnh áp xe ngực thông qua thói quen sinh hoạt hằng ngày như:
  • Tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng cách ăn uống giàu dinh dưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ, tránh thức khuya, tránh làm việc quá sức
  • Giữ gìn vệ sinh tốt vùng vú và núm vú trước và sau khi cho con bú
  • Mặc áo ngực thoải mái, mềm mại, thường xuyên thay áo ngực Tránh đầu ti tiếp xúc với vi khuẩn tránh làm trầy xước, rạn nứt đầu núm vú khi cho con bú.
  • Tập cho trẻ bú no, bú hết từng bên vú, nếu trẻ bú chưa hết thì vắt sữa ra, tránh ứ đọng sữa, tắc sữa dẫn đến áp xe.
Tham khảo dụng cụ hút sữa, túi trữ sữa tại Mothercare

Hút sữa để tránh ứ động sữa gây tắc tia sữa đẫn đến áp xe ngực sau sinh

Nếu mẹ vẫn còn băn khoăn, lo lắng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Tham khảo các loại áo ngực cho mẹ sau sinh tại Mothercare mẹ nhé!
Bài viết cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
Kiểm tra trạng thái đơn hàng