Sốt mọc răng mấy ngày hết? Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc bé mọc răng

Sốt mọc răng mấy ngày hết? Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc bé mọc răng
Sốt mọc răng là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn răng bắt đầu nhú lên khỏi nướu, khiến bé mệt mỏi, quấy khóc. Vậy, sốt mọc răng mấy ngày hết? Mẹ nên chăm sóc bé như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé! Xem thêm: Trẻ mọc răng quấy khóc phải làm sao? Cách giúp bé giảm đau nhanh chóng

Biểu hiện sốt mọc răng ở trẻ em

Bé thường bắt đầu mọc răng từ 6-8 tháng tuổi. Một số trường hợp trẻ có thể mọc răng sớm hơn. Sốt mọc răng thường xảy ra trong giai đoạn này, một số trẻ có thể bị sốt, tuy nhiên, không phải bé nào cũng bị sốt khi mọc răng. Sốt mọc răng có thể xảy ra hoặc không tùy thuộc vào cơ địa và sức khỏe của từng bé. Đối với những bé có sức khỏe yếu thì nguy cơ sốt sẽ cao hơn những bé có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, đa số các trường hợp sốt mọc răng đều khá nhẹ chỉ từ 38 – 38,5 độ C. Trường hợp nghiêm trọng hơn là bé sốt trên 39 độ kèm theo phát ban, li bì,… thì rất có thể bé mắc thêm bệnh nhiễm khuẩn. Sốt mọc răng có những biểu hiện khá giống với các bệnh lý thông thường như:
  • Bé thường chảy dãi quanh miệng.
  • Nướu lợi của bé có hiện tượng sưng đỏ, thường biểu hiện vài ngày trước khi mọc răng.
  • Bé ngứa nướu, hay gặm cắn đồ chơi hoặc đưa các đồ vật xung quanh vào trong miệng vì mầm răng nhú lên khiến lợi bé ngứa ngáy, khó chịu.
  • Bé hay cáu gắt, chán ăn, quấy khóc vào cả ban ngày và ban đêm.
Bé sốt mọc răng sẽ không có triệu chứng chảy mũi, hắt hơi, đau họng...Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên chủ quan, hãy đưa bé đến bệnh viện nếu bé sốt kéo dài nhé!

Sốt mọc răng mấy ngày hết?

Sốt mọc răng mấy ngày hết khiến ba mẹ băn khoăn, lo lắng. Thực tế, sốt mọc răng ở trẻ thường tự khỏi sau 3 – 4 ngày sau khi răng nhú lên, có thể nhanh hơn nữa nếu ba mẹ chăm sóc bé đúng cách.

Bé thường ngứa nướu và gặm, cắn đồ vật xung quanh

Bé thường ngứa nướu và gặm, cắn đồ vật xung quanh

Về bản chất, mọc răng không phải là nguyên nhân gây sốt, mà do nướu lợi bị rách, khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào bên trong gây ra tình trạng viêm nướu, viêm quanh khu vực mọc răng. Đồng thời, giai đoạn này bé thường ngứa nướu nên hay cắn và cho đồ vật xung quanh vào miệng để giảm sự khó chịu, mà những đồ vật này thì rất khó đảm bảo vệ sinh nên làm tăng khả năng nhiễm khuẩn ở trẻ. Khi đó, để chống lại vi khuẩn gây hại, hệ miễn dịch của bé sẽ xuất hiện phản xạ tự nhiên là sốt, đây là cơ chế có lợi. Nếu sốt mọc răng ở trẻ sơ sinh đơn thuần thì không cần đi khám. Tuy nhiên, nếu tình trạng sốt kéo dài, sốt cao trên 39 độ, rất có thể bé bị nhiễm bệnh khác, ba mẹ cần đưa bé đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. Thường khi hết sốt, bé sẽ sốt lại sau đó vài tuần hoặc 1 tháng, bởi bé không chỉ mọc 1 chiếc răng mà chúng mọc nhiều cái cách đợt nhau.

Cách chăm sóc bé ở giai đoạn mọc răng

Sốt mọc răng là phản xạ có lợi, ba mẹ không cần quá lo lắng hay can thiệp thêm. Nếu tình trạng này gây khó chịu cho bé, ba mẹ có thể áp dụng một số cách sau:

Theo dõi thân nhiệt bé

Ba mẹ nhớ thường xuyên dùng nhiệt kế để theo dõi thân nhiệt của con. Nếu thân nhiệt bé dưới 38 độ là sốt nhẹ, không cần phải làm gì. Trên 38 độ là sốt vừa, mẹ cần sử dụng một vài biện pháp giảm sốt cho trẻ. Sốt cao trên 39 độ kèm tình trạng li bì hay co giật, bé cần được đưa ngay tới cơ sở y tế tránh các biến chứng có hại như thiếu oxy não hay tổn thương tế bào thần kinh. Mẹ nên lau người cho trẻ bằng nước ấm để cơ thể trẻ thoát nhiệt. Tuyệt đối không lau bằng nước quá nóng hay quá lạnh nhé!

Giữ vệ sinh răng miệng

Trẻ còn thường chảy nước dãi, mẹ hãy dùng khăn xô sạch lau miệng thường xuyên. Nếu trẻ chảy dãi nhiều hãy cho bé đeo yếm. Khi trẻ mới mọc răng, ba mẹ có thể dùng miếng gạc sạch quấn quanh ngón tay rồi nhúng vào nước ấm để vệ sinh răng cho trẻ vào mỗi buổi sáng. Khi số răng đã nhiều hơn và bé bắt đầu ăn dặm, ba mẹ có thể dùng bàn chải mềm để đánh răng cho con. Hiện nay, có rất nhiều loại bàn chải mềm và kem đánh răng dành cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng, ba mẹ nên lựa chọn loại có chất liệu an toàn, mềm mại với nướu bé. Ba mẹ cũng nên lưu ý luôn phải rửa tay sạch trước khi chà nướu cho bé.

Mua ngay sản phẩm chăm sóc răng miệng cho bé Mothercare

Chăm sóc và giữ vệ sinh răng miệng thường xuyên cho bé

Chăm sóc và giữ vệ sinh răng miệng thường xuyên cho bé

Bổ sung nước và chất dinh dưỡng

Khi bị sốt mọc răng, trẻ cần bổ sung nước cho cơ thể. Mẹ nên cho bé uống thêm nước lọc, trường hợp bé không uống được nước lọc, có thể lấy bông thấm quanh miệng trẻ để tránh bị khô môi, khô họng. Cho trẻ bú mẹ thường xuyên hoặc vắt sữa ra bón cho trẻ bằng thìa. Chế độ dinh dưỡng giai đoạn sốt mọc răng ở trẻ sơ sinh đóng vai trò rất quan trọng. Ba mẹ nên cho bé ăn lỏng, bổ sung thêm canxi và vitamin, khoáng chất tăng sức đề kháng cho trẻ.

Tránh làm tổn thương nướu bé

Ba mẹ nên quan sát, tránh để nướu trẻ tiếp xúc với các vật sắc cạnh, không để trẻ cắn hay gặm đồ vật lạ gây tổn thương nướu của trẻ. Nếu bé khó chịu nướu do mọc răng, ba mẹ có thể cho bé ngậm núm vú giả hay loại gặm nướu để giảm bớt cảm giác ngứa nướu, khó chịu khi mọc răng. Ngoài ra, ty ngậm và gặm nướu cũng có tác dụng hỗ trợ cho xương hàm của trẻ phát triển, giúp bé luyện khả năng nhai và biết nhai. Ty ngậm giúp giảm cảm giác ngứa nướu, khó chịu cho bé

Ty ngậm giúp giảm cảm giác ngứa nướu, khó chịu cho bé

Ba mẹ nên lựa chọn các loại ty ngậm, gặm nướu có chất liệu thân thiện, mềm mại, dễ dàng vệ sinh và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con nhé!

Mua ngay ty ngậm và gặm nướu cao cấp Mothercare

Bài viết này đã giải đáp chi tiết về chủ đề sốt mọc răng mấy ngày hết. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc và có thêm những kinh nghiệm chăm bé mọc răng thật chuẩn!
Bài viết cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
Kiểm tra trạng thái đơn hàng