Mách mẹ cách cai sữa cho bé an toàn và khoa học nhất

Mách mẹ cách cai sữa cho bé an toàn và khoa học nhất

Cai sữa cho bé là một hành trình khó khăn đòi hỏi nhiều thời gian và sự kiên trì của mẹ. Tuy nhiên, đâu là thời điểm thích hợp để cai sữa và làm thể nào để con cai sữa dễ dàng cho bé?

Đừng lo lắng quá mẹ nhé, Mothercare sẽ giải đáp thắc mắc và mách mẹ một vài cách cai sữa cho bé an toàn và hiệu quả ngay sau đây.

Khi nào nên cai sữa cho bé?

Trong sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng như nhiều kháng thể thiết yếu có lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế thế giới luôn khuyến cao nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời.

Sau 6 tháng, mẹ nên cho bé ăn dặm hoặc bú thêm sữa bình để con nhận đủ những dưỡng chất thiết yếu. Từ thời điểm này trở đi, mẹ có thể cai sữa cho bé mà không gây hại gì.

Cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu

Mẹ chính là người có thể đánh giá tốt nhất thời điểm cai sữa cho bé, và không cần phải đặt ra thời hạn cai sữa cho đến khi hai mẹ con đã sẵn sàng. Mẹ có thể tự lựa chọn thời điểm phù hợp với bản thân hoặc để con cai sữa tự nhiên khi con lớn hơn.

Mẹn nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu

Mẹn nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu

Cai sữa theo sự quyết định của trẻ

Việc cai sữa sẽ trở nên dễ dàng nhất khi con bắt đầu không còn hứng thú với việc bú mẹ, và điều này có thể xảy ra khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc. Khi đó, bé sẽ quan tâm đến thức ăn đặc hơn là sữa mẹ, nhất là sau khi chúng đã được thử nhiều loại thức ăn khác nhau và có thể uống từ cốc.

Bên cạnh đó, trẻ mới biết đi thường ít quan tâm đến việc bú mẹ hơn, trẻ trở nên năng động hơn và không chịu ngồi yên đủ lâu để bú mẹ. Mẹ có thể nhận biết con đã sẵn sàng cai sữa khi thấy bé quấy khóc, thiếu kiên nhẫn hoặc dễ bị phân tâm trong khi bú.

Cai sữa theo sự quyết định của mẹ

Mẹ có thể tự quyết định bắt đầu cai sữa cho con khi mẹ mong muốn trở lại công việc, khó khăn với việc vắt sữa, căng thẳng, áp lực hay gặp vấn đề về sức khỏe. Nếu mẹ đã sẵn sàng nhưng trẻ dường như không có dấu hiệu muốn ngừng bú, mẹ có thể cai sữa cho con dần dần.

Mẹ cũng lưu ý tránh áp dụng phương pháp cai sữa đột ngột. Các chuyên gia cho rằng việc cai sữa đột ngột có thể gây chấn thương tâm lý cho trẻ và dẫn đến tắc ống sữa hoặc nhiễm trùng vú cho mẹ.

Những cách cai sữa cho con hiệu quả

Việc cai sữa cho con cần được thực hiện một cách từ từ và kiên nhẫn. Mẹ có thể áp dụng theo một số phương pháp dưới đây:

Giảm cữ bú từng bữa một

Mẹ có thể bắt đầu cho bé bú bình hoặc cốc sữa thay vì cho con bú và thay thế sữa mẹ bằng sữa công thức. Bên cạnh đó, mẹ nên giảm cữ bú từng bữa một trong khoảng thời gian vài tuần để trẻ có thời gian thích nghi. Theo đó, nguồn sữa mẹ cũng sẽ giảm tiết dần theo cách này mà không khiến ngực bị căng sữa hoặc bị viêm vú.

Rút ngắn thời gian mỗi lần cho con bú

Nếu trước đây mẹ thường cho bé bú trong 10 phút thì giờ đây hãy rút ngắn xuống năm phút. Nhưng phải chú ý cho bé ăn các món ăn dặm bổ sung hoặc sữa pha theo công thức để tăng cường dinh dưỡng, thay thế lượng sữa mẹ.

Tăng số bữa ăn trong ngày

Mẹ có thể bổ sung cho bé ăn thêm các bữa phụ với các món ăn ngon, bổ đưỡng để bé không còn cảm giác đói, giảm bớt việc đòi bú mẹ. Tuy nhiên, mẹ hãy lựa chọn những món ăn dễ tiêu, thanh đạm và tốt cho hệ tiêu hóa của bé nhé!

Hoãn bú và đánh lạc hướng trẻ

Mẹ có thể áp dụng phương pháp hoãn các cữ bú nếu con bạn bú vài lần một ngày. Nếu trẻ đòi bú, hãy trấn an và đánh lạc hướng trẻ bằng một hoạt động khác. Trong trường hợp trẻ muốn bú vào đầu giờ tối, hãy cố gắng làm cho trẻ phải đợi cho đến giờ đi ngủ.

Cai sữa cho bé bằng cách hoãn bú và đánh lạc hướng trẻ

Cai sữa cho bé bằng cách hoãn bú và đánh lạc hướng trẻ

Bình giả, sữa thật

Để trẻ có thể dễ dàng chuyển sang bú bình, mẹ có thể thử đặt một vài giọt sữa mẹ lên môi hoặc lưỡi của trẻ trước khi đưa núm vú của bình sữa vào miệng trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể thử cho trẻ bú một lượng nhỏ sữa mẹ trong bình sau khi bú khoảng vài giờ. Như vậy, bé sẽ nhận thấy mùi vị sữa thật từ mẹ và làm quen dần với việc bú bình.

Lưu ý gì khi cai sữa cho bé

Khi cai sữa cho bé, mẹ nên thực hiện từ từ, kiên nhẫn để đạt được kết quả, tránh việc bé cảm thấy sốc, lạ lẫm và trở nên biếng ăn.

Ngoài ra, tình trạng sức khỏe của con không tốt, bị ốm hay trong thời tiết nắng nóng, thời điểm giao mùa thì không nên cai sữa vì có thể khiến bé biếng ăn, dẫn đến còi xương. Đặc biệt, mẹ không nên cai sữa cho con nếu bé bị suy dinh dưỡng.

Chăm sóc bé sau khi cai sữa

Thay thế bằng sữa công thức

Sau khi cai sữa mẹ, điều quan trọng nhất là phải bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho bé. Nếu bé trong giai đoặn ăn dặm (từ 6 tháng đến 2 tuổi), ngoài việc cho bé ăn uống đủ dưỡng chất, năng lượng và chất dinh dưỡng từ sữa công thức cũng rất quan trọng trong sự phát triển của bé.

Bổ sung dinh dưỡng qua khẩu phần ăn

Trong thực đơn hằng ngày của bé, mẹ nên cân đối, đa dạng nhiều loại thực phẩm dễ tiêu hóa, hấp thu và giàu chất xơ, tăng hệ miễn dịch như sữa chua, thịt, cá, trứng, rau củ, trái cây,…

Đối với bé từ 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé ăn dặm và có thể cho bé ăn loãng dần dần đến đặc hơn và thêm nhiều loại thực phẩm phong phú, đa dạng.

Hướng dẫn cách cai sữa cho bé an toàn và khoa học nhất

Bổ sung chất dinh dưỡng qua khẩu phần ăn hằng ngày của bé

Theo dõi cân nặng trẻ

Thường xuyên theo dõi cân nặng để nắm bắt chế độ ăn uống, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của bé sau khi cai sữa, từ đó điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, tránh cho bé bị sụt cân, thiếu chất.

Không ép trẻ ăn

Không nên ép bé ăn nhiều, tránh tạo tâm lý sợ ăn, ngán ăn cho trẻ. Để bé thích thú ăn và ăn uống ngon miệng, mẹ có thể cho bé ăn nhiều bữa trong ngày, thay đổi thực đơn thường xuyên và chế biến phù hợp với khẩu vị của con.

Trên đây là những cách cai sữa mẹ khoa học, an toàn cho bé. Mothercare hy vọng bé yêu sẽ nhanh chóng cai sữa dễ dàng, thành công và phát triển khỏe mạnh.

Bài viết cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
Kiểm tra trạng thái đơn hàng