Những quan niệm phổ biến về chế độ ăn khi cho con bú: Cái nào đúng dưới góc nhìn chuyên gia?

Những quan niệm phổ biến về chế độ ăn khi cho con bú: Cái nào đúng dưới góc nhìn chuyên gia?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá và đầy dinh dưỡng cho trẻ từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi. Do đó, mẹ nên đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống khi cho con bú, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng qua thực đơn hằng ngày để có nguồn sữa dồi dào và chất lượng cho bé.

Tuy vây, không ít mẹ trẻ mắc những sai lầm phổ biển sau đây trong chế độ ăn uống, cùng Mothercare tìm hiểu để tránh gặp phải nhé!

Tham khảo Bình sữa, núm ty cao cấp tại Mothercare.

Những món ăn lợi sữa theo dân gian, cái nào đúng, cái nào sai?

Ăn nhiều tinh bột để có sữa

Nhiều mẹ Việt thường cho rằng ăn nhiều tinh bột mới có sữa. Tuy nhiên, trên thực tế, khẩu phần tinh bột của mẹ cho con bú không cần thay đổi gì so với trước đây. Hơn thế nữa, tinh bột cũng không phải thực phẩm lợi sữa mà có thể làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường.

Do đó, thay vì chỉ tập trung ăn mỗi tinh bột, mẹ nên ăn đầy đủ và cân bằng 4 nhóm chất bao gồm: tinh bột, chất béo, đạm và vitamin.

Giải mã những quan niệm phổ biến về chế độ ăn khi cho con bú - Ảnh Tinh Bột

Ăn thực phẩm giàu đạm, chất béo

Quan niệm dân gian thường cho rằng mẹ sau khi “vượt cạn” rất vất vả cần bổ sung dinh dưỡng bằng cách ăn thật nhiều món ăn giàu đạm, chất béo như móng giò, gà hầm, chân,…để hồi phục sức khỏe và có nhiều sữa.

Tuy nhiên, khi ăn quá nhiều những món này chỉ khiến mẹ tăng cân nhanh chóng sau sinh. Thế nên, mẹ vẫn có thể ăn các món bổ dưỡng này nhưng với mức độ vừa phải và hãy cân đối lượng dinh dưỡng trong thực đơn mẹ nhé!

Giải mã những quan niệm phổ biến về chế độ ăn khi cho con bú - Ảnh 2

Những món ăn nên tránh, có thực sự không tốt?

Ăn lá lốt có mất sữa không?

Lá lốt là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng một số kinh nghiệm cho rằng ăn lá lốt mất sữa. Giải đáp thắc mắc của nhiều mẹ trẻ rằng ăn lá lốt có mất sữa không? Theo các bác sĩ sản khoa, rau xanh có tác dụng rất tốt đối với các mẹ trong giai đoạn cho con bú, tuy nhiên có một số loại rau xanh có thể làm ảnh hưởng đến nguồn sữa của mẹ, trong đó có lá lốt.

Theo đó, nếu mẹ ăn nhiều món ăn chế biến từ lá lốt sẽ khiến ngực mất sữa nhanh chóng, điều này ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu dinh dưỡng của trẻ. Do đó, tốt nhất mẹ sau sinh không nên ăn lá lốt.

Ăn bơ có bị mất sữa không?

Bơ là một loại trái cây đầy dinh dưỡng chứa gần 20 vitamin và khoáng chất như kali, lutein và folate trong mỗi khẩu phần. Với ít đường và nhiều chất xơ, bơ bổ sung được nhiều dưỡng chất cần thiết, giúp ngăn ngừa và chống lại một số bệnh tật, làm đẹp da.

Tuy nhiên, mẹ sau khi sinh không nên ăn bơ vì lúc này hệ tiêu hóa của mẹ còn rất yếu mà bơ có tính mát nên ăn bơ không những ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ mà còn của trẻ sơ sinh như tiêu chảy, đau bụng. Bên cạnh đó, các chất trong bơ có thể làm giảm đi sự bài tiết sữa của cơ thể mẹ.

Ăn bơ có bị mất sữa không?

Ăn măng có mất sữa không?

Mẹ nên hạn chế ăn măng vì các chất trong măng có thể gây cảm giác đau nhức vú, hoặc gây đổi mùi sữa khiến bé không bú, thậm chí dẫn đến mất sữa.

Do đó, dù là măng tươi, măng khô hay măng chua (trừ măng tây) thì phụ nữ cho con bú không nên ăn vì không trực tiếp làm mất sữa nhưng cũng ảnh hưởng tới chất lượng sữa của mẹ.

Cho con bú ăn đồ chua được không?

Kiêng ăn đồ chua sau khi sinh và trong thời gian cho con bú là quan niệm khá phổ biến. Bởi vì nhiều người cho rằng ăn đồ chua sẽ khiến bé bị tiêu chảy và mẹ bị đau nhức răng khi về già.

Thực tế, vấn đề kiêng cữ này không đúng hoàn toàn, mẹ vẫn nên ăn chua và bổ sung vitamin C ở mức độ vừa phải, nhưng tránh ăn các loại thức ăn quá chua, quá mặn hay có tính hàn như ốc, cải chua… có thể gây ra tiêu chảy và phản ứng hậu sản.

Cho con bú ăn đồ chua được không?

Cho con bú ăn mì tôm được không?

Trong thành phần của mì tôm chủ yếu là bột mì, chất bột đường, chất béo và protein. Dinh dưỡng của mỗi gói mì không đáp ứng đủ các nhu cầu của mẹ, không nạp đủ năng lượng cần thiết và sữa mẹ sẽ bị ảnh hưởng cả về chất là lượng.

Được chế biến từ công đoạn xử lý sinh học, chiên qua dầu mỡ, bởi vậy nếu ăn mì tôm không kiểm soát sẽ dẫn tới tình trạng tuyến sữa sẽ bị giảm rõ rệt, mẹ sẽ bị tắc sữa hoặc mất sữa. Thêm vào đó, nạp các đồ ăn cay nóng vào cơ thể của mẹ sẽ khiến cho nguồn sữa được tiết ra không được mát lành, trẻ bú vào có thể sẽ quấy khóc, tiêu chảy và thậm chí có thể dẫn tới tình trạng bị kích ứng, nổi mẩm đỏ.

Cho con bú ăn mì tôm được không? Tham khảo Ti ngậm & gặm nướu tại Mothercare.

Các loại thuốc thông dụng, nên hay không nên dùng?

Cho con bú uống thuốc tránh thai có sao không?

Thuốc tránh thai chỉ chứa Progestin là loại thuốc chỉ chứa một lượng nhỏ progesterone được nhiều mẹ trẻ lựa chọn. Theo khuyến cáo của WHO, phụ nữ sau sinh nên dùng sau khi sinh khoảng 6 tuần vì lúc này sự tiết sữa đã hoạt động tốt.

Tuy nhiên khi uống thuốc tránh thai có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như giảm lượng sữa tiết ra do các loại thuốc tránh thai có chứa nội tiết tố và có thể ảnh hưởng đến tâm lý khiến mẹ trở nên cáu gắt, khó chịu. Do đó, nếu phải sử dụng thuốc tránh thai khi đang cho con bú, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn chi tiết nhất.

Cho con bú có uống được thuốc giảm đau không?

Các cơn đau sau sinh có thể được điều trị mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, với loại thuốc và liều dùng phù hợp. Tuy nhiên, khi sử dụng bất kỳ thuốc nào trong giai đoạn cho con bú, mẹ cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nếu mẹ phải làm giảm cơn đau bằng thuốc, đừng bao giờ sử dụng những loại thuốc của ai khác, chỉ dùng những loại thuốc mà bác sĩ kê toa cho chính mình.

Nếu bắt buộc phải sử dụng thuốc giảm đau, cần nhờ thêm một người trông chừng trẻ bởi vì mẹ có thể chìm vào giấc ngủ dễ dàng và không nghe được tiếng khóc của con mình, điều này có thể vô tình gây hại cho trẻ vì có thể bé cần sự chăm sóc hay đang gặp một vấn đề nào đó.

Giải mã những quan niệm phổ biến về chế độ ăn khi cho con bú - Ảnh 3

Phụ nữ cho con bú có uống được collagen không?

Các chuyên gia cho biết, phần lớn các sản phẩm bổ sung collagen hiện nay được chiết xuất từ da của động vật. Khi vào cơ thể, collagen được chuyển hóa thành axit amin. Vì vậy, mẹ uống collagen khá an toàn và không ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ cho trẻ.

Tuy nhiên, trước khi quyết định bổ sung collagen bằng đường uống, người mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh bị dị ứng với collagen, hoặc được tư vấn liều dùng phù hợp, an toàn trong giai đoạn cho con bú cũng như biết được một số tác dụng không mong muốn có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ đối với trẻ.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có một chế độ ăn uống an toàn, đúng cách để mẹ khỏe mạnh, bé có nguồn sữa mát lành nhé!

Tham khảo các sản phẩm dành cho bé bú và ăn dặm của Mothercare tại đây.

Bài viết cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
Kiểm tra trạng thái đơn hàng